Full house
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phần 1 công ước điều 21-> điều 30

Go down

Phần 1 công ước điều 21-> điều 30 Empty Phần 1 công ước điều 21-> điều 30

Bài gửi by Admin Wed Jun 09, 2010 10:23 am

*Điều 21
Các quốc gia thành viên mà công nhận hoặc cho phép chế độ nhận làm con nuôi phải đảm bảo rằng những lợi ích tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm cao nhất và các quốc gia phải:
(a) Đảm bảo rằng việc cho nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được tiến hành với sự cho phép bởi những nhà chức trách có thẩm quyền theo đúng pháp luật, thủ tục được áp dụng và trên cơ sở tất cả các thông tin đáng tin cậy, rằng xét tình trạng của trẻ em về cha, mẹ, họ hàng, người giám hộ pháp lý thì việc nhận trẻ em làm con nuôi là có thể được phép và rằng nếu được yêu cầu, những người có liên quan cho biết họ đã được thông tin và đồng ý việc nhận làm con nuôi đó trên cơ sở đã tham khảo ý kiến cần thiết;
(b) Công nhận rằng việc cho trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi có thể được coi như một biện pháp thay thế của việc chăm sóc trẻ em, nếu như trẻ em đó không thể gửi cho một gia đình chăm nom hay nhận nuôi, hoặc không thể nào được chăm sóc một cách thích hợp bất kì nào ở ngay tại nước nguyên quán của trẻ em.
(c) Đảm bảo rằng cho trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi cũng được hưởng những sự bảo vệ và tiêu chuẩn tương đương với những sự bảo vệ và tiêu chuẩn hiện hành của việc làm con nuôi trong nước.
(d) Thi hành tất cả các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng trong việc cho trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi, việc bố trí ấy không dẫn đến sự trục lợi không chính đáng về tài chính của những người có liên quan tham gia;
(e) Trong trường hợp thích hợp, thực hiện những mục tiêu của điều khoản này bằng cách kí kết những thoả thuận hoặc hiệp định song phương hay đa phương và cố gắng trong khuôn khổ đó, đảm bảo việc đưa trẻ em sang nước ngoài làm con nuôi là do những nhà chức trách hay cơ quan có thẩm quyền tiến hành.

*Điều 22
1. Các quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng trẻ em xin qui chế tị nạn hoặc được coi như người tị nạn theo luật pháp và thủ tục quốc gia hay quốc tế có thể áp dụng dù không có hay có cha, mẹ, hay bất cứ một người nào khác đi cùng, sẽ nhận được sự bảo vệ và giúp đỡ nhân đạo thích đáng trong việc hưởng các quyền áp dụng nêu ra trong công ước này và trong những văn kiện quốc tế khác về quyền con người hay nhân đạo mà những quốc gia được nói đến là quốc gia thành viên.

2. Nhằm mục đích đó, các quốc gia thành viên tuỳ xét thấy thích hợp mà phải hợp tác trong bất kì những cố gắng nào của Liên Hợp Quốc hoặc những tổ chức liên chính phủ hay phi chính phủ có thẩm quyền hợp tác với Liên Hợp Quốc để bảo vệ, giúp đỡ trẻ em như thế để tìm ra cha mẹ hoặc những thành viên khác trong gia đình của bất kì trẻ em tị nạn nào, nhằm có được thông tin cần thiết cho trẻ em đó được đoàn tụ gia đình. Trong những trường hợp không thể tìm ra cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình thì trẻ em đó phải được hưởng sự bảo vệ giống như trẻ em nào khác vĩnh viễn hay tạm thời bị tước đoạt môi trường gia đình vì bất kỳ lí do gì như đã được nêu trong Công ước này.

*Điều 23
Các quốc gia thành viên công nhận rằng trẻ em tàn tật về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy đủ trong những điều kiện đảm bảo phảm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng.

2. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em tàn tật được chăm sóc đặc biệt và tuỳ theo các nguồn lực sẵn có, phải khuyến khích và đảm bảo dành cho trẻ em tàn tật và cho những người có trách nhiệm chăm sóc sự giúp đỡ mà họ yêu cầu và thích hợp với điều kiện của trẻ em đó, với hoàn cảnh của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em đó.

3. Trên cơ sở thừa nhận các nhu cầu đặc biệt của trẻ em tàn tật, sự giúp đỡ dành cho trẻ em tàn tật theo đoạn 2 của điều này phải được cung cấp miễn phí, bất kỳ khi nào có thể, tính đến khả năng tài chính của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em tàn tật và sẽ được trù tính sao cho đảm bảo rằng trẻ em tàn tật được tiếp cận hiệu quả và được giáo dục, đào tạo, hưởng các dịch vụ y tế và dịch vụ phục hồi chức năng, sự chuẩn bị để có việc làm và các cơ hội vui chơi, giải trí theo cách thức có lợi cho việc trẻ em tàn tật được hoà nhập vào xã hội và phát triển cá nhân đầy đủ nhất có thể đạt dược bao gồm cả sự phát triển văn hoá và tinh thần của những trẻ em đó.

4. Các quốc gia thành viên phải thúc đẩy trong tinh thần hợp tác quốc tế việc trao đổi thông tin thích hợp trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa trị về y tế, tâm lý và chức năng cho trẻ em tàn tật, bao gồm việc phổ biến và tiếp cận thông tin liên quan đến phương pháp giáo dục, phục hồi chức năng và các dịch vụ dạy nghề, nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên nâng cao khả năng, kỹ năng của họ để mở rộng kinh nghiệm của họ trong những lĩnh vực này. Về mặt này, phải đặc biệt chú ý đến nhu cầu của các nước đang phát triển.

*Điều 24
1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được hưởng mức cao nhất có thể đạt được về sức khoẻ, các phương tiện chữa bệnh và các phục hồi sức khoẻ. Các quốc gia thành viên phải cố gắng đảm bảo rằng không có trẻ em nào bị tước đoạt quyền được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như vậy.

2. Các quốc gia thành viên phải theo đuổi việc thực hiện đầy đủ quyền này và đặc biệt phải thực hiện những biện pháp thích hợp để:
(a) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và trẻ em sơ sinh;
(b) Bảo đảm dành sự giúp đỡ y tế và chăm sóc sức khoẻ cần thiết cho tất cả trẻ em, chú trọng phát triển công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu;
(c) Chống bệnh tật và suy dinh dưỡng trong khuôn khổ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chẳng hạn qua việc áp dụng các công nghệ sẵn có và qua việc cấp đầy đủ thức ăn bổ sung và nước uống sạch, có tính đến những nguy cơ ô nhiễm môi trường.
(d) Đảm bảo chăm sóc sức khoẻ thích hợp cho người mẹ trước và sau khi sinh đẻ;
(e) Đảm bảo rằng tất cả các tầng lớp xã hội, đặc biệt những người làm cha mẹ và trẻ em được thông tin, được tiếp thu giáo dục và được hỗ trợ trong việc sử dụng kiến thức cơ bản về sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ em, những ưu điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ, vệ sinh, vệ sinh môi trường và phòng ngừa tai biến;
(f) Phát triển công tác phòng bệnh, hướng dẫn cha mẹ, giáo dục và các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình;

*Điều 25
2. Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp và hiệu quả nhằm xoá bỏ những tập tục có hại cho sức khoẻ của trẻ em.

3. Các quốc gia thành viên cam kết thúc đẩy và khuyến khích việc hợp tác quốc tế nhằm dần đạt đến sự thực hiện đầy đủ quyền được thừa nhận trong điều khoản này. Về mặt này, phải đặc biệt tính đến nhu cầu của các nước đang phát triển.
Điều 25 Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được những nhà chức trách có thẩm quyền bố trí chăm sóc, bảo vệ, hoặc điều trị sức khoẻ về thể chất hay tinh thần, được xem xét định kì chế độ điều trị và tất cả các điều kiện khác liên quan đến sự bố trí nói trên.

*Điều 26
1. Các quốc gia thành viên công nhận là mọi trẻ em đều được quyền hưởng an toàn xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội và phải thi hành các biện pháp cần thiết để thực hiện đầy đủ quyền này phù hợp với luật pháp của quốc gia mình.

2. Ở nơi thích hợp, các quyền lợi đó phải được đảm bảo có tính đến các nguồn lực, hoàn cảnh của trẻ em và của những người chịu trách nhiệm nuôi nấng trẻ em, cũng như bất kì mọt sự cân nhắc nào khác liên quan đến đơn xin được hưởng quyền lợi do trẻ em hay người nhân danh trẻ em đệ trình.

*Điều 27
1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của mọi trẻ em được có mức sống đủ để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội.

2. Cha mẹ, hoặc cha hay mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm các điều kiện sống cần thiết của trẻ em theo năng lực và khả năng tài chính của mình.

3. Các quốc gia thành viên, tuỳ theo những điều kiện của nước mình và trong phạm vi các phương tiện sẵn có của mình, phải thi hành các biện pháp thích hợp để giúp đỡ cha mẹ và những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em thực hiện quyền này và trong trường hợp cần thiết phải thực hiện quyền này và trong trường hợp cần thiết phải thực hiện những chương trình hỗ trợ và giúp đỡ vật chất, đặc biệt về dinh dưỡng, quần áo và nhà ở.

4. Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả những biện pháp thích hợp để bảo đảm thu hồi cho trẻ em chi phí nuôi nấng từ tay cha mẹ hay những người khác có trách nhiệm về tài chính đối với trẻ em ở tại quốc gia thành viên cũng như ở nước ngoài. Đặc biệt, những người có trách nhiệm về tài chính đối với trẻ em sống ở một quốc gia khác thì các quốc gia thành viên phải thúc đẩy việc tham gia các hiệp định quốc tế hay kí kết những hiệp định như vậy, cũng như là việc dàn xếp các thoả thuận thích hợp khác.

*Điều 28
1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được học hành và để đạt được việc thực hiện dần dần việc này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng, đặc biệt phải:
(a) Thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người.
(b) Khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này có sẵn và đến được với mọi trẻ em, thi hành các biện pháp thích hợp như thực hiện giáo dục không mất tiền và tài trợ trong trường hợp cần thiết.
(c) Làm giáo dục đại học đến được với tất cả mọi người trên cơ sở khả năng của họ bằng mọi phương tiện thích hợp. (d) Làm cho sự hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và đến được với tất cả trẻ em .
(e) Tiến hành các biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học.

2. Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả biện pháp thích hợp để đảm bảo kỉ luật nhà trường được thực hiện phù hợp với nhân phẩm của trẻ em và theo đúng với công ước này.

3. Các quốc gia thành viên phải thúc đẩy và khuyến khích hợp tác quốc tế trong những vấn đề liên quan đến giáo dục, đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xoá bỏ nạn dốt nát và mù chữ khắp thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học, kĩ thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại. Về mặt này, nhu cầu của các nước đang phát triển phải được xem xét.

*Điều 29
1. Các quốc gia thành viên thoả thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới :
(a) Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em.
(b) Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
(c) Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hoá, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ em đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân trẻ em đó.
(d) Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hoà bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và những người bản địa.
(e) Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên

2. Không có phần nào trong điều này hay trong điều 28 được hiểu theo hướng can thiệp ảnh hưởng đến quyền tự do của các cá nhân và tập thể được thành lập và lãnh đạo những tổ chức giáo dục, trước sau vẫn tôn trọng các nguyên tắc được nêu trong đoạn 1 của điều này, đáp ứng yêu cầu của sự giáo dục trong những tổ chức như thế phải phù hợp với các tiêu chuẩn mà Nhà nước có thể đặt ra.

*Điều 30
Ở các quốc gia có tồn tại các nhóm thiểu số về chủng tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ hoặc có những người gốc bản địa, những trẻ em thuộc một nhóm thiểu số như thế hoặc là người bản địa, sẽ không bị khước từ quyền được hưởng nền văn hoá của mình, tuyên bố và thực hành tôn giáo và sử dụng tiếng nói của mình cùng với những thành viên khác trong cộng đồng của mình.

Admin
Thiên thần sao
Thiên thần sao

Tổng số bài gửi : 27
Join date : 08/06/2010

https://ngoinhahanhphuc.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết